Thursday 10 May 2012

Sau khi Thế Tôn nhập Niết bàn, tín ngưỡng về Phật đương lai Di Lặc hạ sinh đã manh nha hình thành và đến khoảng thế kỷ IV thì trở nên phổ biến khắp toàn cõi Ấn Độ. Ngài Di Lặc ở nội viện của cung trời Đâu Suất được tôn xưng là Tổ sư của Duy Thức tông, tương truyền là tác giả năm bộ luận nổi tiếng làm nền tảng cho Duy thức học Phật giáo phát triển đến hoàn thiện. Thời Đông Tấn, ngài Đạo An (312-385) đã xiển dương tín ngưỡng Di Lặc, cầu sinh Tịnh độ Đâu Suất. Khi ngài Huyền Trang (596-664) du học Ấn Độ đã học tập và kế thừa trọn vẹn tư tưởng Duy thức và mang tín ngưỡng Di Lặc về truyền bá sâu rộng ở Trung Quốc và các nước Đông Á. Trong khoảng từ thế kỷ V đến thế kỷ VIII, tư tưởng cầu sinh Tịnh độ Đâu Suất phát triển rực rỡ.
Về cõi Tịnh độ Đâu Suất của Bồ tát Di Lặc, theo kinh Quán Di Lặc Bồ tát thượng sinh Đâu Suất mô tả cực kỳ tráng lệ, thanh tịnh và trang nghiêm, đại lược như: cung điện, tường thành, mặt đất, hàng cây, hoa sen cho đến thiên nữ đều bằng bảy báu. Âm nhạc vi diệu diễn nói về hạnh Bất thối chuyển. Khi gió trời thổi lay động hàng cây báu, âm nhạc trổi lên, thiên nữ tự nhiên cầm những nhạc khí đua nhau ca múa. Họ ca ngâm, diễn nói các pháp ba la mật và khổ, không, vô thường, vô ngã cùng 10 pháp lành, 4 thệ nguyện lớn. Chư thiên nghe được đều phát tâm vô thượng Bồ đề… Đức Bồ tát Di Lặc hiện đang ở cõi trời Đâu Suất, tầng thứ tư của cõi trời Dục giới. Cõi trời này chia thành hai viện nội ngoại, ngoại viện là nơi ở của hàng phàm phu dục lạc, nội viện là Tịnh độ của Đức Di Lặc.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TAM THANH.( MHDT ).11/5/2012.

No comments:

Post a Comment