Monday 9 June 2014

Kinh Kim Cang

Tác giả: HT Thích Thiện Hoa
Diễn đọc: Huy Hồ, Nguyễn Đông, Ngọc Mỹ

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, mở đầu, mà cũng là trọng tâm của kinh này, bằng hai câu hỏi của ông Tu Bồ Đề: 
"Làm sao hàng phục vọng tâm?" và  
"Làm sao an trụ chơn tâm?" 
toàn bộ kinh Kim Cang Bát Nhã, Phật chỉ giải đáp hai câu hỏi trên, tóm tắt lại chỉ trong một câu: 
"Đừng sanh vọng tâm trụ chấp một nơi nào". Đây là câu "tinh ba" của bộ kinh Kim Cang Bát Nhã, mà ngày xưa đức Lục Tổ Huệ Năng nhờ đó đã được tỏ ngộ.
Tác giả: nhà Đường: Lục Tổ Huệ Năng
Dịch: HT Thích Duy Lực
Diễn đọc: Huy Hồ, Kim Phượng, Thy Mai, Nguyễn Đông
Yếu chỉ của Kinh Lăng Già là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo, vì danh từ và nghĩa lý của ngoại đạo cũng tựa như lời Phật, xem thì ngoại đạo với Phật hai ý khác hẳn, ngoại đạo có Sở trụ mà Phật thì Vô sở trụ, nếu độc giả xem xét kỹ sẽ tự thấy rõ.
Kinh Lăng Nghiêm (Kinh Thủ Lăng Nghiêm) - audio book/sách nói
Tác giả: sa môn Bất La Mật Đế và sa môn Di Già Thích Ca
Dịch: HT Thích Duy Lực
Kinh Lăng Nghiêm là một bộ kinh quý báu vô cùng, chỉ đường lối tu hành một cách rành mạch, nào là : Giáo, lý, hạnh, quả đều rõ ràng. Người tu phải trải qua bao nhiêu địa vị, trong khi tu gặp những điều nguy hiểm như thế nào, và phải làm sao mới tránh khỏi những điều nguy hiểm ấy, thì trong kinh Lăng Nghiêm này Phật dạy hết sức rành rẽ.

Tác giả: HT Thích Thiện Hoa
Phật dạy: “Nếu không có phương pháp sám hối thì, tất cả các Phật tử không một ai mà được giải thoát”.
Bộ kinh Lương Hoàng Sám nầy có một hiệu lực mạnh mẽ, làm cho người có tội lỗi được tiêu trừ, phước lành tăng trưởng.
Tác giả: Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Dịch: HT Thích Trí Tịnh
Diễn đọc: Đức Uy, Huy Hồ, Thanh Thuyết, Kim Phượng, Kim Phụng, Thy Mai
Na Tiên Tỳ Kheo Kinh là một bộ kinh phản ảnh đầy đủ những đường nét chính của Giáo lý Nguyên Thủy. Nhưng nếu chỉ có thế thôi thì kinh này chỉ là một bản trùng tuyên vô vị, không đáng được có một địa vị Tam Tạng Thánh Giáo.
Ðặc sắc của kinh này dĩ nhiên không phải ở chỗ trùng tuyên vô bổ ấy. Ðặc tánh của nó là chính ở những ví dụ rất khế lý và khế cơ mà Ngài Na Tiên đã khéo sử dụng để làm sáng tỏ các chủ điểm giáo lý căn bản của Phật Giáo Nguyên Thủy. Các ví dụ rất linh động ấy là hoàn toàn do ngài sáng chế để đóng góp vào chánh pháp và thúc đẩy bánh xe Chánh Pháp chuyển mau thêm
Tác giả: Việt Nam
Dịch: Thích Mãn Giác
Diễn đọc: Huy Hồ, Thy Mai

No comments:

Post a Comment