Monday 31 December 2012

  • Kinh Hoa Nghiêm - Tập 1 CD7 - HT Tuyên Hóa giảng
    Kinh Hoa Nghiêm - Tập 1 CD7 - HT Tuyên Hóa giảng.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.( TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.1/1/2013 ).CHUC MUNG NAM MOI.CO NHIEU SUC KHOE.THICH NU CHAN TANH.MHDT.

Sunday 30 December 2012

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải

postheadericon01 - Lời Nói Đầu

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM GIẢNG GIẢI - SURAMGAMA SUTRA


Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp

Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì

Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa
Read more...

postheadericon02 - Phần Giới Thiệu

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

(The explanation of the Suramgama Sutra)

Ngày nay với sự tiến bộ của văn minh khoa học đã giúp con người có những cái nhìn tương đối rộng rãi và chính xác hơn đối với nhân sinh vũ trụ. Ngày xưa, khi Ngài Tam Tạng Trần Huyền Trang khổ công lặn núi trèo non, băng qua tuyết sơn giá buốt đến Ấn Độ để thỉnh kinh. Cuộc hành trình phải mất hai năm đi, hai năm về và 13 năm du học bắt đầu từ năm 629 mãi đến năm 645 Ngài mới về lại Trường An, Trung Quốc. Rời Đại Đường 17 năm, Ngài Huyền Trang đi trên năm vạn dặm đường, xuyên qua 128 quốc gia lớn nhỏ.
Read more...

postheadericon03 - Chương Thứ Nhất - Đề Mục Kinh

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

Khi Đức Thế Tôn giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm ở tịnh xá Kỳ Hoàn trong thành Thất-la-phiệt, Ngài nói ra năm loại đề mục kinh như sau :

1) Đại Phật Đảnh Tất Đát Đa Bát Đát La Vô Thượng Bảo Ân Thập Phương Như Lai Thanh Tịnh Hải Nhãn.

2) Cứu Hộ Thân Nhân Độ Thoát A Nan Cập Thử Hội Trung Tánh Tỳ Kheo Ni Đắc Bồ Đề Tâm Nhập Biến Trí Hải.
Read more...

postheadericon04 - Nhân Duyên Và Thời Điểm Phật Nói Kinh Thủ Lăng Nghiêm

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

Nhân duyên vốn từ chúng sinh mà đến bởi vì nếu không có chúng sinh thì không có Phật, mà không có Phật thì cũng không có giáo pháp. Vì thế Phật có thuyết pháp cũng vì chúng sinh và nhân duyên là để khiến cho chúng sinh được liễu sinh thoát tử. Do đó trong kinh Pháp Hoa dạy rằng : ”Phật vi nhất đại sự nhân duyên, xuất hiện ư thế” nghĩa là Phật là một đại sự nhân duyên mà xuất hiện ở đời. Đại sự mà Phật muốn nói ở đây là gì?
Read more...

postheadericon05 - PHẦN CHÁNH TÔNG

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here


A Nan gặp Phật, đảnh lễ rơi lệ vì hối hận xưa nay chỉ ham học rộng nghe nhiều mà đạo lực không tự cứu được mình. Ông tha thiết cầu xin Phật dạy cho ông ba thứ thiền quán : Chỉ (xa ma tha), Quán (tam ma) và Thiền Na là phương tiện vi diệu đầu tiên của mười phương chư Phật đã tu tập mà thành tựu Bồ-đề, Niết Bàn. Khi ấy có hằng hà sa số Bồ-tát, các vị Đại A La Hán, Bích Chi Phật trong khắp mười phương đều mong mỏi được nghe, im lặng ngồi yên để lãnh thọ pháp yếu của Phật.
Read more...

postheadericon06 - Chương Thứ Hai - BẢY ĐOẠN PHẬT HỎI VỀ TÂM

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here


Nói về con người, chúng ta có sáu căn là mắt, tai, mũi, lưởi, thân và ý. Đây là sáu cánh cửa để giao tiếp với sáu trần bên ngoài là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà phát sinh ra sáu thức là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và sau cùng là ý thức. Trong sáu căn thì mắt và tai là hai căn sắc bén nhất vì nó tiếp xúc với ngoại trần nhiều hơn những căn khác. Tuy nhiên giữa tai và mắt thì tai nghe âm thanh vẫn là nhạy bén hơn.
Read more...

postheadericon07 - Chương Thứ Ba - Chỉ Rõ Tánh Thấy

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

Lúc bấy giờ A Nan ở trong đại chúng, liền đứng dậy từ chỗ ngồi bày vai áo bên phải, gối bên phải qùy sát đất, chắp tay cung kính bạch Phật :

- Con là em nhỏ nhất của Phật, nhờ Thế Tôn thương yêu, nay tuy con đã xuất gia, nhưng vẫn còn ỷ nại lòng thương yêu của Thế Tôn, do đó chỉ được đa văn chưa được quả vô lậu. Nên con bị chú thuật Satìcala lôi kéo và sa vào nhà dâm, tất cả chỉ vì không biết chỗ quy hướng của chơn tâm.
Read more...

postheadericon08 - Phật Chỉ Tâm Lần Thứ Nhất

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

Đức Phật bảo A Nan :

- Có gì khác nhau giữa màu đen tối mà người mù thấy được và màu tối đen mà người sáng mắt nhìn thấy khi họ ở trong phòng tối?

- Bạch Thế Tôn! Đúng vậy.
Read more...

postheadericon09 - Phật Chỉ Tâm Lần Thứ Hai

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

Mặc dù A Nan và đại chúng được nghe Như Lai chỉ dạy như thế, nhưng tâm chưa được khai ngộ nên vẫn im lặng, mong Như Lai thương xót chỉ dạy thêm, nên đồng đứng dậy chắp tay lắng lòng trong chờ đức Phật chỉ dạy.

Tuy Phật đã giải thích rõ ràng cái thấy và tánh thấy của mắt để giúp ông A Nan và đại chúng thấu biết mà quay về với bản tâm của chính họ, nhưng A Nan chưa phá được tâm vọng chấp đang bị kẹt cứng ở nơi sắc uẩn và thọ uẩn nên tâm vẫn còn mờ mịt không biết lối quay về.

Read more...

postheadericon10 - Phật Chỉ Tâm Lần Thứ Ba

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

Phật bảo :

- Này đại vương! Như đại vương đã biết ngay nơi thân ông đang tồn tại, nay Như Lai hỏi ông. Thân máu thịt này của ông có giống như thân kim cương bất hoại hay sẽ bị biến hoại?
Bạch Thế Tôn! Thân con hiện nay, rốt cuộc rồi sẽ bị biến hoại.
Read more...

postheadericon11 - A Nan Đã Hiểu Được Chơn Tâm Nhưng Chưa Dám Nhận

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

Ông A Nan nghe lời dạy bảo thâm thiết của Phật, sung sướng rơi nước mắt, vòng tay mà bạch Phật rằng :

- Tuy con nghe được pháp âm vi diệu của Phật, ngộ được tâm vốn thanh tịnh sáng suốt viên mãn thường trú. Nhưng con ngộ được pháp âm thường trụ của Phật vừa dạy thì con cũng dùng tâm phan duyên để nhận biết điều mong ước. Con dù có được tâm này cũng chưa dám nhận là tâm tánh xưa nay hằng có. Cúi mong đức Phật thương xót, tuyên dạy viên âm, nhổ sạch gốc nghi ngờ trong con để con được quay về với đường vô thượng giác.
Read more...

postheadericon12 - Phật Chỉ Tâm Lần Thứ Tư & Năm

User Rating: / 4
PoorBest
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

Phật bảo A Nan :

- Cái thấy mà ông thấy tôi, dù không phải là chơn tâm minh diệu, nhưng nó là là tánh thấy trong sáng chưa nhuốm trần lao. Nó như vành trăng thứ hai chứ không đến nỗi như bóng trăng đáy nước. Ông hãy chín chắn lắng nghe, nay tôi chỉ cho ông cái nghĩa không có chỗ trả về.
Read more...

postheadericon13 - Chương Thú Tư - A Nan Nghi “Chơn Tâm” Đồng Với Thuyết “Tự Nhiên” Của Ngoại Đạo

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

A Nan bạch Phật rằng :

- Bạch Thế Tôn! Đúng như lời pháp vương dạy : tâm tánh cùng khắp mười phương thế giới, yên lặng thường trụ, không có sinh diệt. Song nếu đem lời dạy này, so sánh với thuyết của Phạm Chí Sa Tỳ Ca La về “minh đế” và thuyết của bọn ngoại đạo Đầu Khôi về “chân ngã” khắp cùng, khác nhau chỗ nào?
Read more...

postheadericon14 - Chương Thứ Năm - Do Nhận Thức Sai Lầm Khiến Cho Con Người Bỏ Mất Bản Tâm Thanh Tịnh Bản Giác Thường Trú Của Mình

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

Ông A Nan Bạch Phật :

- Như Thế Tôn vì chúng con giảng giải về nhân duyên, tự nhiên và các tướng hòa hợp và chẳng hòa hợp. Tâm chúng con vẫn còn chưa tỏ ngộ, mà nay nghe Phật dạy : Tánh thấy trong khi thấy, tánh thấy đó không phải tánh thấy bản thể làm chúng con càng thêm mờ mịt. Cúi xin Phật thương xót bố thí tuệ nhãn, khai thị cho chúng con về bản tâm thanh tịnh, bản giác thường trú.
Read more...

postheadericon15 - Tánh Thấy Ngoài Hai Nghĩa : Hòa Hợp Và Không Hòa Hợp

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here


Phật bảo A nan :

- Dù ông ngộ được tâm tánh bản giác nhiệm mầu sáng suốt, không phải nhân duyên, không phải tự nhiên, nhưng ông còn chưa rõ tâm tánh sinh ra do hòa hợp hay không hòa hợp.

A Nan! Như Lai lại lấy tiền trần để hỏi ông. Nay ông còn lấy tất cả vọng tưởng hòa hợp với tánh nhân duyên trong thế gian mà tự nghĩ lầm rằng chứng được tâm Bồ-đề là do hòa hợp mà phát khởi. Vậy nay tánh thấy thanh tịnh nhiệm mầu của ông là cùng với sáng hòa hợp hay cùng với tối hòa hợp? Là cùng với thông hòa hợp hay cùng với bít hòa hợp?
Read more...

postheadericon16 - Chương Thứ Sáu - Bốn Khoa Bảy Đại Vốn Là Hiện Tượng Biểu Hiện Từ Như Lai Tạng.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

A Nan! Ông còn chưa rõ tất cả các tướng huyển hóa nơi tiền trần, ngay đó sinh ra, ngay đó diệt mất, huyển vọng nên gọi là tướng, nhưng tánh chân thật vốn là thể giác ngộ sáng suốt nhiệm mầu (Diệu giác minh thể). Như vậy cho đến ngũ uẩn, lục nhập, từ thập nhị xứ cho đến thập bát giới, khi nhân duyên hòa hợp thì hư vọng sinh ra, khi nhân duyên tách rời, hư vọng gọi là diệt. Sao ông không biết sinh diệt đến đi vốn là Như Lai tạng thường trú sáng suốt nhiệm mầu, là tánh chân như vi diệu tròn đầy, không lay động. Ở trong tánh chân thường ấy mà cầu những tướng đến đi, mê ngộ, sinh tử hoàn toàn không thể được.
Read more...

postheadericon17 - Ngũ Uẩn Là Hiện Tượng Biểu Hiện Như Lai Tạng

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

1) Thu Sắc uẩn :

Phật dạy rằng :

- A Nan! Tại sao ngũ uẩn chính là Như Lai tạng, là tánh chân như nhiệm mầu? A Nan! Ví như có người dùng mắt thanh tịnh để nhìn bầu trời quang đãng, chỉ thấy một khoảng không trong vắt. Người kia vô cớ nhìn sững chẳng nháy mắt, nhìn lâu hóa ra mỏi mệt,
Read more...

postheadericon18 - Sáu Nhập Là Hiện Tượng Biểu Hiện Từ Như Lai Tạng

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

1) Thu Nhãn nhập :

Lại nữa A Nan! Vì sao bản tánh của sáu nhập vốn là hiện tượng biểu hiện từ Như Lai tạng?

A Nan! Con mắt khi ngó chăm chú sinh ra mỏi mệt. Tánh thấy và sự mỏi mệt đều là hiện tượng phát sanh từ thể tánh Bồ-đề trong sáng.
Read more...

postheadericon19 - Mười Hai Xứ là Hiện Tượng Biểu Hiện Từ Như Lai Tạng

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

Tuy thế giới hiện tượng có muôn hình vạn tướng, lớn nhỏ, rộng hẹp, cao thấp… mà ngôn ngữ con người đôi khi cũng khó mà diễn đạt cho đầy đủ, nhưng tất cả cũng bắt đầu từ nội căn và ngoại trần. Nội căn thì có mắt, tai, mủi, lưỡi, thân và ý và ngoại trần thì có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Vì sáu căn tiếp xúc với sáu trần mới phát sinh ra sáu thức cho nên sáu căn và sáu trần chính là sinh xứ của sáu thức và của các tâm niệm. Do đó sáu căn, sáu trần chính là mười hai xứ.
Read more...

postheadericon20 - Bảy Đại Là Hiện Tượng Biểu Hiện Của Như Lai Tạng

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

Ông A Nan thưa Phật :

- Bạch Thế Tôn! Như Lai thường nói về nhơn duyên hòa hợp rằng : “Tất cả các thứ biến hóa trong thế gian đều nhân bốn món đại hòa hợp mà phát sinh. Thế sao Như Lai ở đây lại bác bỏ cả hai nghĩa “nhơn duyên” và “tự nhiên”. Nay tôi không biết nghĩa đó thế nào,
Read more...

postheadericon21 - Giác Ngộ Và Phát Nguyện

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here


Sau khi được Phật chỉ bảo tận tường để thu bốn khoa và bảy đại vào Như Lai Tạng bản thể thì ông A Nan và đại chúng cùng trực ngộ tâm tánh, không còn hoài nghi, dính mắc. Ban đầu ông A Nan và đại chúng chấp cái thân giả tạm này cho là tâm ở trong thân. Ông A Nan nhờ Phật chỉ dạy bằng phương tiện dẫn dụ, lời lẽ khéo léo nhiệm mầu nên cả thính chúng thân tâm bây giờ thanh thoát rỗng rang.
Read more...

postheadericon22 - Chương Thứ Bảy PHẬT THUYẾT MINH TÁNH CỦA CÁC ĐẠI VỐN KHÔNG NGĂN NGẠI GÌ NHAU, NHẰM KHI THỊ CHƠN LÝ : SẮC KHÔNG, KHÔNG SẮC

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here


Bấy giờ Ngài Phú Lâu Na Di La Ni Tử ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy quỳ gối chắp tay cung kính bạch Phật rằng :

- Thế Tôn khéo vì chúng sinh mà diễn bày đệ nhất nghĩa đế. Từ lâu Thế Tôn thường khen con là thuyết pháp đệ nhất trong hàng người thuyết pháp. Vậy mà nay con nghe pháp âm nhiệm mầu Như Lai vừa dạy chẳng khác nào người điếc cách xa trăm bước lắng nghe tiếng muỗi mòng.
Read more...

postheadericon23 - PHẬT KHAI THỊ NGUỒN GỐC DUYÊN KHỞI CỦA HIỆN TƯỢNG VẬT CHẤT

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here


Phật dạy rằng :

A Nan! Bản thể của hiện tượng vốn chung cùng, do nhơn duyên mà biến hiện. Trong thể tánh không đồng không dị, phân giải sinh ra thành dị. Khác với các dị hóa hợp lại thành đồng. Tánh đồng dị đã phát minh, hai lực hấp dẫn và đề kháng cũng tự thành năng lực. Giữa sự nhiễu loạn mâu thuẫn bên trong của vật lý tâm lý và tánh hư không; những tánh chất năng động hợp thành thế giới, tánh thể bất động là hư không. Hư không là đồng, thế giới là dị. Đồng dị hay không đồng dị, tất cả đều gọi là pháp hữu vi.
Read more...

postheadericon24 - PHẬT CHỈ HAI NGHĨA QUYẾT ĐỊNH

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here


ÔNG A NAN TRẦN THUẬT CHỖ THÂM NGỘ VÀ THỈNH VẤN PHÁP TU GIẢI PHÁP

Ông A Nan và đại chúng nghe Phật dạy, những mối nghi hoặc được trừ, tâm ngộ thật tướng, thân ý khinh an được cái vui từng có. Người người cảm kích sung sướng đến rơi nước mắt.

Bấy giờ ông A Nan đứng dậy đảnh lễ dưới chân Phật và thưa rằng :

- Bạch Thế Tôn! Đức đại bi vô thượng thanh tịnh bảo vương, khéo dùng phương tiện : Nhơn duyên, thí dụ, lời lẽ mở mang tâm trí, hướng dẫn chúng tôi ra khỏi biển khổ tối tăm.
Read more...

postheadericon25 - DỰA VÀO NHƠN TU MÀ SUY BIẾT QUẢ SƠ CHỨNG

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

- A Nan! Nay ông muốn cho tánh thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc, biết của ông hợp với bốn đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh của Như Lai thì trước hết phải lựa bỏ những gì là gốc rễ sanh tử để tùy thuận tánh sáng suốt tràn đầy không sanh không diệt và chuyển hóa những tánh hư vọng sanh diệt trở về với bản giác tịnh minh. Dựa trên bản giác tịnh minh làm nhơn địa tu hành thì quả địa chứng đắc mới viên mãn vô thượng. Ví như việc làm của người lắng nước. Nước đục đựng trong lu hồ, để yên và yên mãi không chao động, cát tro bụi đất chìm lắng xuống thì nước trong hiện ra. Đây là giai đoạn uốn dẹp khách trần phiền não cũa hành giả cũng y như vậy. Sau đó, gạn bỏ sạch, hết cặn cáu tro bụi…chỉ còn thuần nước trong. Bấy giờ mới gọi là người dứt hẳn căn bản vô minh. Chỉ còn tướng sáng suốt thuần tịnh thì những biểu hiện của ba nghiệp không còn là bất thiện nữa. Bấy giờ, nhất cử, nhất động hợp với các đức tánh nhiệm mầu: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh của Niết bàn Phật.
Read more...

postheadericon26 - CHỈ RÕ CHỖ HƯ VỌNG CỦA SÁU CĂN

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

Bạch Thế Tôn! Ông A Nan thưa. Vì sao đi sâu vào một căn lại có thể khiến cho sáu căn đồng thời thanh tịnh?

Phật dạy rằng:

-A Nan! Ông được quả Tu Đà Hoàn, song tập khí vô thỉ còn thiếu, chưa thể một lúc tháo gở những lớp vô minh: sinh, trụ, dị, diệt.
Read more...

postheadericon27 - PHẬT BẢO ĐÁNH CHUÔNG ĐỂ CHỨNG NGHIỆM TÁNH NGHE CỦA NHĨ CĂN LÀ THƯỜNG CÒN

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here


ÔNG A NAN NGHI NGỜ RẰNG KIẾN, VĂN, GIÁC, TRI KHÔNG CÓ TỰ THỂ.

Bạch Thế Tôn! Ông A Nan thưa. Theo lời Thế Tôn dạy chỗ phát tâm cầu được thường trụ trong lúc tu nhân, cốt yếu cần phải cân xứng với những đức tính trong lúc chứng quả. Bạch Thế Tôn! Như trong quả vị, nào là Bồ-đề, Chân như, Phật tánh, Am ma la thức, Không Như Lai Tạng, Đại viên cảnh trí. Bảy thứ danh hiệu tuy có khác nhau, nhưng thế tánh đều thanh tịnh viên mãn, vững chắc như Kim cương vương, thường trụ như hư không bất hoại.
Read more...

postheadericon28 - Chương Thứ Tám - NƯƠNG CHỖ NGỘ MÀ VIÊN TU

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here


Ông A Nan thưa :

- Bạch Thế Tôn! Dù Phật đã dạy nghĩa quyết định thứ hai về công việc tháo mở gút. Song tôi nghĩ rằng những người mở gút nếu không biết đầu mối của gút ở đâu thì ắt hẳn không thể nào mở được.

- Bạch Thế Tôn! Tôi và hàng Thanh Văn hữu học trong hội này cũng vậy. Từ vô thỉ đến nay, chúng tôi cùng sinh cùng diệt với các thứ vô minh, tuy được nghe nhiều Phật pháp thế này, mang tiếng xuất gia mà như người sốt rét cách nhật (chợt giác chợt mê). Xin đức đại từ thương xót kẻ đắm chìm, chỉ cho tôi ở nơi thân tâm này cái gì là gút? Và muốn mở phải khởi sự như thế nào?
Read more...

postheadericon29 - CHỈ MỘT CÁI KHĂN MÀ SÁU LẦN CỘT THÌ THÀNH SÁU GÚT. MỞ HẾT SÁU GÚT MỘT CŨNG KHÔNG CÒN

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here


NGUYÊN DO CỦA MỘT-SÁU DỊ ĐỒNG

Ông A Nan chấp tay đảnh lễ thưa :

- Bạch Thế Tôn! Nay tôi nghe Phật dạy cho những câu pháp chân thật thanh tịnh diệu thường, nhưng tâm còn chưa rõ cách thức mở gút thế nào và vì sao mở hết gút thì một cũng không còn? Xin Phật rũ lòng thương đại chúng trong hội này và chúng sinh tương lai bố thí pháp âm để chúng tôi có thể trừ sạch cấu nhiễm sâu dày trầm trọng!
Read more...

postheadericon30 - GẠN HỎI ĐẠI CHÚNG VỀ VIÊN THÔNG

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

CĂN, TRẦN, THỨC, GIỚI, THẤT ĐẠI ĐỀU LÀ DỮ KIỆN CHỨNG ĐẮC VIÊN THÔNG.

Ông A nan và đại chúng nhờ Phật khai thị tuệ nhãn được Viên dung Thông đạt. Đối với chân lý xẻ bỏ được màn lưới nghi ngờ đen tối. Tất cả đồng chấp tay cung kính thưa:

- Bạch Thế Tôn! Ngày nay chúng tôi thâm tâm sáng suốt vén bức rèm vô minh, tuệ giác được phần vô ngại. Đối với diệu nghĩa “sáu mở một không còn” Như Lai dạy chúng tôi đã lãnh hội. Nhưng nay còn chưa rõ chúng tôi cần phải làm gì để tâm tánh được “viên thông”, khi rời pháp âm hướng dẫn của Phật? Xin Phật rũ lòng thương xót ban cho chúng tôi những bí pháp thậm thâm được xem như lời dạy cuối cùng của Phật?
Read more...

postheadericon31 - Chương Thứ Chín - CHƯƠNG ĐẠI THẾ CHÍ BỐ TÁT NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

TỨC LÀ VIÊN THÔNG VỀ KIẾN ĐẠI


Ngài Đại Thế Chí Pháp Vương Tử cùng với 52 vị Bồ-tát đồng tu một pháp môn cùng đứng dậy cung kính chấp tay bạch Phật :

- Tôi nhớ hằng sa kiếp trước có Đức Phật ra đời hiệu Vô Lượng Quang. Thời đó có 12 Đức Phật ra đời trong một kiếp. Đức Phật sau hết hiệu là Siêu Nhật Nguyệt Quang dạy cho tôi phép niệm Phật tam muội : Rằng thập phương Như Lai thương nhớ chúng sinh như mẹ nhớ con. Nếu con cũng đồng nhớ mẹ như mẹ nhớ con thì đời đời mẹ con không xa cách. Tâm chúng sinh nhớ tưởng Phật thì tâm ấy là Phật. Nhất định thấy Phật, không cần phương tiện nào khác. Ví như người ướp hương thì toàn thân thể sẽ thành thơm, ấy gị là hương quang trang nghiêm. Chính tôi nhờ niệm Phật mà được vô sanh nhẫn. Nay ở cõi Ta bà, tôi nguyện hướng dẫn người niệm Phật để có được tịnh độ. Phật hỏi nhân duyên nào được viên thông, xin thưa: Tôi thu nhiếp tất cả sáu căn không vọng niệm. Do chánh niệm tương tục mà được Tam-ma-đề. Đối với tôi đấy là pháp môn thù thắng nhất.
Read more...

postheadericon32 - Chương Thứ Mười - QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT NHĨ CĂN VIÊN THÔNG

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải

Chương Thứ Mười

QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT NHĨ CĂN VIÊN THÔNG

BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM THUẬT LẠI CHỖ TU CHỨNG

Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

Khi bấy giờ Bồ Tát Quán Thế Âm đứng dậy cung kính chấp tay thưa :
- Bạch Thế Tôn! Tôi nhớ hằng hà sa kiếp trước, có Đức Phật ra đời hiệu là Quán Thế Âm và tôi đã phát Bồ Đề tâm thời ấy. Đức Phật Quán Thế Âm dạy tôi phương pháp “nghe, suy nghĩ và tu” để được thể nhập Tam-ma-đề.
- Bạch Thế Tôn! Trước hết tôi sử dụng tánh nghe: Nghe động và nghe tĩnh, rồi tôi xóa đi ý niệm động tĩnh ấy, từ đó sức tịch tĩnh tăng dần, tôi dứt được “năng văn” và “sở văn”. Sức tịnh tĩnh không dừng ở đó bấy giờ tánh giác tôi lại hiển hiện ra. Tôi tiếp tục tư duy : Dù là giác tánh nhưng tánh “năng giác” “sở giác” hãy còn.
Read more...

postheadericon33 - Chương Thứ Mười Một - PHẬT BẢO VĂN THÙ SO SÁNH CHỌN CĂN ƯU VIỆT NHẤT

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

Bấy giờ, Đức Thế Tôn ngồi trên tòa sư tử, ngũ thể đồng phóng ra ánh sáng báu soi sáng trên đảnh của thập phương Như Lai, các Pháp Vương Tử, các Bồ Tát như số vi trần. Chư Như Lai trong mười phương cũng phóng ánh sáng như vậy soi đến đảnh Phật Thích Ca và các Bồ Tát, các chúng Thanh Văn trong đại hội. Rừng cây ao hồ đều diễn ra tiếng pháp, ánh sáng của chư Phật giao xen như lưới tơ báu. Tất cả đại chúng được cái chưa từng có. Trời mưa hoa sen báu đủ màu: Xanh, vàng, đỏ, trắng xen lộn vào nhau. Thập phương hư không thành màu thất bảo. Cõi Ta bà bỗng nhiên không hiện chỉ còn thấy vi trần quốc độ trong mười phương hợp thành một cõi, tiếng ca ngâm thanh thoát tự nhiên dìu dặt nổi lên.
Read more...

postheadericon34 - SO SÁNH SỰ ƯU KHUYẾT CỦA SÁU TRẦN, NĂM CĂN, SÁU THỨC VÀ BẢY ĐẠI

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here


Sắc bị vọng tưởng tác động vào thanh trần làm mất đi cái hồn nhiên như thị khách quan của sự vật, khó mà tu chứng “viên thông”.

Sắc là nói cho tất cả những vật thể có hình tướng của thế giới hữu vi. Thí dụ như đóa hoa, cái nhà, cái xe, ngọn núi…Còn trần là biểu tượng của nhiễm ô, không trong sạch. Nếu một người tâm bất tịnh tức là còn nhìn đời bằng ánh mắt của tham đắm dục tình thì nhìn cái gì cũng mê cũng thích, cũng muốn chiếm lấy nên sắc bây giờ bị thanh trần làm nhiễm ô theo. Bởi vì chúng sinh nghĩ rằng trong cái sắc có sự quyến rũ hấp hẫn lòng người khiến con người hành động bất thiện. Nhưng nghĩ kỹ lại thì vật chất là vô tri vô giác, tự tánh thanh tịnh bản nhiên chớ có quyến rũ ai đâu. Cái mà con người gọi là hấp dẫn là bởi tại cái nhìn của họ có tham đắm si mê chớ vật thể tự nó đâu có tham đắm si mê. Vì vậy đối với những bậc đạo cao đức trọng thì sắc bây giờ không còn là trần nữa vì cái nhìn của họ đối với thế gian là huyễn nên chẳng có cái gì làm họ động tâm.
Read more...

postheadericon35 - CÁC TÔN GIÁO LỚN TRÊN THẾ GIỚI VÀ NIỀM TIN CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

Lời Người Viết

Vì kinh Thủ Lăng Nghiêm có đề cập đến nhiều tôn giáo hoạt động vào thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế nên chúng tôi nhân đây giới thiệu đến quý Phật tử cái nhìn đơn giản về những tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay. Trong mục này vì phải đưa ra một số dữ kiện lịch sử cho nên mặc dầu luôn cố gắng giữ mình trên cương vị khách quan, trong tinh thần xây dựng, nhưng dầu sao ít nhiều chúng tôi cũng không tránh khỏi sự sai lầm để cho cái bản ngã đáng ghét, chủ quan hẹp hòi thiển cận của mình xuất hiện. Nếu có đoạn nào không hài lòng, xin quý độc giả rộng tình bỏ qua. Chân thành cảm tạ.

Read more...

postheadericon36 - NIỀM TIN PHẬT GIÁO

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

Thiên Chúa giáo, Hồi giáo hay Tin lành chỉ tin có một Thượng đế duy nhất thì gọi là nhất thần giáo. Trong khi đó, đạo Khổng hay đạo Lão tin vào nhiều đấng thần linh nên những đạo này được gọi là đa thần giáo.

Ngược lại, đạo Phật không phải là nhất thần giáo, cũng chẳng là đa thần giáo mà cũng không phải là giáo điều chủ nghĩa tức là vị giáo chủ đưa ra bất cứ giáo điều gì cho dù đúng hay sai thì tín đồ bắt buột răm rắp tuân theo. Chính Đức Phật đã khẳng định rằng :
Read more...

postheadericon37 - VÀI NÉT VỀ NỘI TÌNH PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
Adobe Flash Player not installed or older than 9.0.115!
Get Adobe Flash Player here

Mặc dù đạo Phật không rời thế gian, nhưng không có nghĩa là con người cứ bám chặt, chấp thủ vào thế gian thì làm gì có giải thoát. Vì thế nếu lấy đạo Phật là cái đạo “thoát tục” để điều hành việc ”thế tục” thì không thể thành được. Thí dụ, vào thời nhà Trần, khi quân Nguyên xua đại hùng binh sang xâm chiếm nước ta, vua Trần Nhân Tông nghe tin Hưng Đạo Vương thua chạy về Vạn Kiếp, liền ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải Dương, trong bụng lo sợ, mới bảo Hưng Đạo Vương rằng :HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.( TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.30/12/2012 ).THICH NU CHAN TANH.MHDT.